1/ Cách đặt từ khóa tốt nhất cho bài viết
Vị trị đặt từ khóa và tỷ lệ từ khóa trong bài viết là điều rất quan trong khi Seo Copywriting cho website. Vậy có nên chèn quá nhiều keywords trong nội dung bài viêt? Bao nhiêu keywords trong một bài viết thì đủ, có nên nhồi nhét keywords trong bài viết hay không.
1.1/ Từ khoá trong tên miền
Đương nhiên khi từ khóa chứa trong tên miền của bạn là một lợi thế rất mạnh về mặt SEO.
Ví dụ: Dịch vụ của bạn là thành lập công ty thì url: https://thanhlapcongty.com
1.2/ Từ khóa trong url trang web
Ví dụ: https://thanhlapcongty.com/tu-khoa
1.3/ Từ khoá trong Title
Tiêu đề ngắn gọn, không nên quá dài, thườg dưới 65 ký tự, từ khóa xuất hiện đầu tiên trong tiêu đề.
Ví dụ: Thành lập công ty cần những gì?
1.4/ Từ khóa xuất hiện đầu tiên trong mỗi đoạn
Một bài viết bạn chia nhành nhiều mục nhỏ, nhiều đoạn. Và từ khóa nếu xuất hiện ở mỗi đoạn sẽ được đánh giá cao hơn
1.5/ Từ khoá trong các thẻ meta mô tả
Các công cụ tìm kiếm thông thường xem xét 150 ký tự đầu tiên của từ khóa mô tả, Vậy nên bạn hãy viết những mô tả cụ thể, hấp dẫn và lôi cuốn nhất ở mục này. Và không nên chèn quá nhiều từ khóa trong mục meta này. Tối đa từ khóa nên xuất hiện 3 lần thôi không được nhiều hơn. Đó là vị trí đầu tiên, ở giữa và cuối cùng.
Mô tả có nội dung tương tự hoặc giống tittle < 160 ký tự.
1.6/ Từ khóa xuất hiện trên nội dung của trang
Về mức độ từ khóa xuất hiện trên trang bài viết là một yếu tố quan trọng, nếu bạn nhồi nhét quá nhiều từ quá thì có thể dính những tuật toán của google hoặc đơn giản là không tạo sự thoải mái cho người đọc, để tạo nội dung ý nghĩa, hay lôi cuốn, nên chèn ít và xuất hiện một cách tự nhiên nhất. Bạn có thể xem thêm bài viết nghiên cứu từ khóa tại đây
1.7/ Từ khóa xung quanh khu vực ảnh mô tả
Độ dài của Alt Image cũng không quá dài nên < 60 kí tự
2/ Những việc cần tránh khi viết bài
-> Không được phép sai chính tả, ngữ pháp.
-> Không sử dụng ngôn ngữ Teen.
-> Không nên pha màu sặc sỡ trong bài, làm rối bài viết.
-> Bài viết quá dài không ngắt trang, không chấm phẩy, không căn lề 2 bên.
-> Bài viết dài không có minh họa.
-> Viết hoa sau dấu chấm và đầu câu.
-> Không có nội dung khác với tiêu đề.
-> Tránh dùng out link quá nhiều, link out phải nên để nofollow.
-> Tránh phân tán Internal link ra các phần không liên quan.
3/ INTERNAL LINK – Backlink nội bộ
- Internal link là gì: Là backlink nội bộ, là một hình thức đặt các liên kết giữa những trang trong cùng một website với nhau và thường là được chèn chèn trong các từ khóa hoặc bài viết liên quan đến những vấn đề đó
3.1/ Ý nghĩa của việc Internal link là gì?
Các máy tím kiếm dùng liên kết nội bộ để di chuyển giữa những trang/bài viết bên trong website. Nếu không có liên kết nội bộ Google chỉ có thể thấy những site được các site bên ngoài đặt link trỏ tới. và khi có Internal link sẽ giúp các công cụ tìm kiếm đi vào các bài viết của bạn thêm 1 lần nữa, index bài viết nhanh hơn, tránh tỷ lệ thoát trang ở người dùng, vì có thể đó là những bài viết họ đang cần xem. Tăng thời gian onstie dẫn đến tăng độ trust cho website, tránh được Panda.
4/ Google Panda
Google Panda: Là một thuật toán của Google, để thay đổi kết quả xếp hạng tìm kiếm các website trên Google. Google Panda là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google
Google Panda ra đời là để phục vụ người dùng hiệu quả hơn, cung cấp những website có nội dung chất lượng hơn. Và có các tiêu chí chính trong thuật toán Google Panda mà chúng ta cần lưu ý:
- Google panda sẽ loại bỏ những trang có nội dung rác, chất lượng thấp.
- Panda sẽ lọc các trang có tỷ lệ Bounce rate cao (tỷ lệ thoát).
- Panda xét tỉ lệ khách hàng quay trở lại.
- Panda xét thêm thời gian online trên website.
- Không dùng nhiều trang có nội dung cùng 1 từ khóa
- Trùng lặp từ khóa, link trên cùng 1 Website
- Không tạo nội dung một cách tự động
- Không sao chép nội dung từ website khác
- Website có nhiều backlinks trên những trang có Pagerank (PR) thấp.
- Tốc độ xây dựng backlink không đồng đều. Nghĩa là xuất hiện quá nhiều backlink chỉ trong một thời gian ngắn rồi sau đó là quá ít backlink theo thực tế
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC