Đây là bài viết tổng hợp một số kỹ thuật SEO Onpage mà chúng ta cần phải làm khi SEO website
1/ SEO Onpage Là Gì?
Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa website và nội dung các trang trong website của mình nhằm giúp trang web của mình trở nên thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm. Khác với SEO OFFPAGE, SEO ONPAGE giúp chúng ta quản lý được nội dung và kiểm soát được kết quả của mình.
- Tối ưu thẻ tiêu đề.
- Tối ưu thẻ meta
- Tối ưu thẻ mô tả.
- Readability là gì?
- Tối ưu hóa các thẻ H1, H2, H3,…
- Tối ưu SEO Friendly (Đường dẫn thân thiện)
- Tối ưu hình ảnh.
- Tối ưu mật độ từ khóa (keywords density).
- Xây dựng sitemap cho Website
- Tối ưu hóa về cấu trúc liên kết nội bộ.
- Tối ưu tốc độ tải trang .
2/ Domain Authority là gì?
Domain Authority là một chỉ số do SEOMOZ đưa ra để xác định độ uy tín và độ mạnh của một tên miền hay một website.
Khác với PA (Page Authority) chỉ tính cho một trang web cụ thể( webpage), Domain Authority được tính cho toàn bộ website. Đánh giá dựa trên 3 yếu tố: Tuổi đời domain, mức độ phổ biến tên miền, kích thước
2.1/ Domain Age – Tuổi đời Domain
Tuổi đời domain nghĩa là thời gian tính từ ngày khởi tạo đến thời điểm hiện tại. Tuổi đời domain càng cao thì các máy tìm kiếm càng tin tưởng và đánh giá cao và tác động tích cực đến Domain Authority.
2.2/ Domain Popularity – tính phổ biến của Domain
Được xác định thông qua số lượng backlink và chất lượng backlink trỏ về website (Có nhiều backlink tự nhiên)
2.3/ Domain Size (Độ lớn của Domain)
Nếu domain của bạn càng có nhiều trang được Google hay các máy tìm kiếm khác index nhiều thì Domain Authority của bạn càng có khả năng cải thiện, điều đó đồng nghĩa với “size” của domain bạn càng tốt hơn. Thêm một yếu tố nữa, đó là nếu bạn càng có nhiều link trỏ đến website của bạn thì nó sẽ tốt hơn để cải thiện domain size. Mà muốn có nhiều inbound link, nhiều trang được index thì không có gì khác ngoài việc tạo nội dung thật chất lượng và đa dạng.
3/ Phương pháp tăng chỉ số Domain Authority
3.1/ Viết blog cộng
Hình thức viết bài trên các Blog nổi tiếng có nhiều người truy cập. Chủ Blog cho phép chèn backlink dofollow trỏ về website riêng của mình. Nâng cao chất lượng của Backlink.
3.2/ Sử dụng Social Bookmarking
Hình thức gửi bài (submit link) lên các trang mạng xã hội: Facebook, Twiter, Tumblr…
3.3/ Tham gia các Forum
Tham gia viết bài trên các Forum (cho phép chèn link vào chữ ký hoặc bài viết ) và tham gia thảo luận với mọi người trên đó. Đã không còn hiệu quả nhiều để di backlink nhưng có thể kéo được traffic về web xem như củng tốt
3.4/ Xây dựng liên kết nội bộ thật tốt
Tối ưu liên kết nội bộ -> cải thiện Page Authority -> tác động lên Domain Authority.
Về phần liên kết nội bộ có rất nhiều cách chèn tự động hoặc thủ công, nhưng thường mình đều chèn thủ công tuy mất thời gian nhưng chính xác để hướng đến người dùng tốt nhất.
Cập nhật nội dung thường xuyên
4/ Cách kiểm tra Domain Authority
Cài đặt addon Mozbar
Trình duyệt firefox
https://addons.mozilla.org/vi/firefox/tag/mozbar
Trình duyệt chrome.
https://chrome.google.com/webstore/detail/mozbar/eakacpaijcpapndcfffdgphdiccmpknp
5/ Kỹ thuật viết tiêu đề và mô tả cho Website
- Độ dài tiêu chuẩn
+ Title < 65 ký tự.
+ Metadescription < 160 ký tự.
- Chứa từ khóa cần Seo, xuất hiện tại vị trí đầu tiên trong thẻ tiêu đề. (3 vị trí quan trọng là đầu tiên, ở giữa và cuối cùng đều có)
- Rõ ràng, mang tính miêu tả nội dung, sản phẩm dịch vụ hay
- Nên sử dụng tiếng việt có dấu.
- Bao quát hết nội dung của bài viết
- dụng các cụm từ có lợi cho khách hàng: khuyến mại, giảm giá, dịch vụ tốt, chất lượng cao, chăm sóc tận tình… Nhưng không nên quá lạm dụng.
- Sử dụng các từ ngữ nhấn mạnh: Duy nhất, số 1…
- Có chứa các từ ngữ mang tính chất hành động (Mua ngay, click ngay…)
6/ Kỹ thuật tối ưu hóa hình ảnh
- Đặt tên file chứa từ khóa.
- Sử dụng dấu gạch dưới trong tên
- Kích thước hình ảnh (tối thiểu 320 pixel, tối đa 1280 px) và nên nhỏ hơn 100kb.
- Sử dụng Alt và Title chứa từ khóa cho hình ảnh.
- Sử dụng text gần hình ảnh chứa từ khóa.
- Nội dung hình ảnh phải phù hợp với từ khóa.
- Nén hình ảnh trước khi up lên xem tại đây
- Nén hình sau khi đã up lên web xem tại đây
7/ HTML và XML Sitemaps. Kỹ thuật tạo Sitemap XML
- Sitemap là gì?
Sitemap là 1 sơ đồ của website giúp cho người dùng và Google dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Nhiệm vụ của sitemap là hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin của website một cách hiệu quả và cập nhật những thay đổi trên website của bạn.
Ở đây bạn có thể dùng 2 Plugin được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng và sẽ không thể thiếu khi bạn làm SEO
Đó là Yoast SEO và All in One SEO Pack
8/ Tìm hiểu về Rich Snippet. Cài đặt Rich Snippet & Authorship
- Rich Snippets là gì ?
Rich Snippet là thông tin hiển thị trên kết quả trả về của bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing, …) được thể hiện dưới dạng Sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá… nhằm làm tăng độ nổi bật của trang web.
8.1. Lợi ích của Rich Snippets.
- Có thêm nhiều thông tin trong kết quả tìm kiếm, bên cạnh: Tiêu đề, Url, Mô tả.
- Tăng độ nổi bật của website –> tăng tỷ lệ click vào website đó.
- Tăng độ tin tưởng của khách hàng vào
Làm nổi bật kết quả tìm kiếm trên Google và Tăng tỷ lệ CTR
8.2. Các loại Rich Snippets.
- Author – Hiển thị đường link dẫn tới tác giả kèm theo ảnh cá nhân và tên của tác giả bài viết. Thông tin này giúp người dùng xác định được ai là người viết bài này, và nếu bạn sử dụng Google Plus thì có thể cho phép hiển thị ảnh avatar và link trỏ tới trang cá nhân trên Google
- Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng của nó là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó.
- Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event.
- Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.
- People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.
- Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết
- Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết.
- Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó. Thích hợp với các blog marketing hay affiliate.
- Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Nó sẽ hiển thị một hình ảnh tượng trưng cho ứng dụng, kèm theo đó là giá tiền của ứng dụng đó.
9/ Meta Robots và cách sử dụng
Thẻ Meta Robots nó đặt ra các điều luật đối với các máy tìm kiếm, nó cho phép máy tìm kiếm được truy cập tài nguyên trên website hay không được truy cập tài nguyên cấm hoặc không cấm.
Thông qua các thẻ này mà máy tìm kiếm biết được nên làm gì và không nên làm gì giúp webmaster điều khiển google boot một cách có chủ đích có lợi nhất cho mình.
-
Cú pháp thẻ meta robots :
<html>
<head>
<title>Tiêu đề...</title>
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="INDEX, FOLLOW">
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="INDEX, NOFOLLOW">
</head>
-
ý nghĩa các lệnh trong thẻ meta robots:
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="NOINDEX, FOLLOW">
Là Chặn không cho công cụ tìm kiếm lập chỉ mục, Nhưng cho phép công cụ tìm kiếm đi theo các link liên kết.
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="INDEX, FOLLOW">
Là Cho phép cho công cụ tìm kiếm lập chỉ mục, Cho phép công cụ tìm kiếm đi theo các link liên kết.
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="INDEX, NOFOLLOW">
Là Cho phép công cụ tìm kiếm lập chỉ mục, Nhưng không cho phép công cụ tìm kiếm đi theo các link liên kết.
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="NOINDEX, NOFOLLOW">
Là Chặn không cho công cụ tìm kiếm lập chỉ mục, Chặn không cho công cụ tìm kiếm đi theo các link liên kết.
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="NOODP">
Là Không cho phép công cụ tìm kiếm lấy thông tin mô tả từ các danh bạ website mà ta đã đăng ký trước đó.
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="NOARCHIVE, NOFOLLOW">
Là Không cho phép công cụ tìm kiếm lưu bản sao của website, Không cho phép công cụ tìm kiềm đi theo các link liên kết.
-
Cách sử dụng thẻ meta robots:
Ta chỉ cần copy các lệnh meta robots trên vào giữa thẻ <head> </head> như sau:
<head>
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="INDEX, FOLLOW">
<META NAME="ROBOTS" CONTENT="INDEX, NOFOLLOW">
</head>
10/ Lỗi 404 và giải pháp Redirection 301
Lỗi 404 là một trong các lỗi rất phổ biến, nhằm thông tin cho người dùng khi một địa chỉ tới một tài nguyên trên website không còn được tìm thấy.
Có thể là bài viết, hình ảnh, video… sau khi được google index nhưng webmaster lại xóa bỏ, thay đổi cấu trúc đường dẫn khong còn đường dẫn như lúc google index nữa thì sẽ gây ra lỗi 404 khi người dùng truy cập.
10.1/ Fix lỗi 404 bằng cách Redirection 301& Custom 404
Với việc sử dụng Redirection 301 thì Google sẽ biết được rằng bạn đã thực hiện khai báo chuyển đổi vĩnh viễn địa chỉ URL không tồn tại đó sang một địa chỉ URL mới.
Sau đó Google sẽ thực hiện index website với URL mới được được chuyển hướng. Webmaster sẽ không phải mất công thay đổi những backlink mà đã triển khai trước đây toàn bộ blacklink đã được chuyển hướng và địa chỉ URL mới sẽ nhận được toàn bộ giá trị giống như URL cũ.
10.1.1/ Cách 1: Sử dụng .htaccess
Tạo một file .htaccess với nội dung như sau:
RewriteEngine On
Redirect 301 /biet-viet-cu /bai-viet-moi
Nếu chuyển hướng 301 cùng 1 website thì có thể viết tắt đường dẫn không phải ghi tên miền đầy đủ, chỉ cần điền đường dẫn tương đối.
Ví dụ: Ta cần chuyển hướng url: https://yaviet.com/bai-viet-cu hiện không tồn tại và báo lỗi 404 sang https://yaviet.com/bai-viet-moi ta chỉ cần khai báo như sau :
Redirect 301 /bai-viet-cu/ dấu cách /bai-viet-moi
(Trong đó Redirect là câu lệnh chuyển hướng, 301 là mã lệnh chuyển hướng, /bai-viet-cu/ đại diện cho https://yaviet.com/bai-viet-cu , dấu cách nó giúp phân cách giữa URL cần chuyển hướng và đích chuyển hướng URL, /bai-viet-moi đại diện cho trang bài viết mới https://yaviet.com/bai-viet-moi)
Nếu bạn muốn trỏ link 404 về trang chủ chỉ cần để “/’ là được như sau
Redirect 301 /bai-viet-cu/ dấu cách /
10.1.2/ Cách 2: Sử dụng Plugin Redirection
Với hơn 1 triệu lượt kích hoạt cho thấy đây là plugin rất hiệu quả. Cài đặt và sử dụng rất đơn giản. Link tải Tại đây
11/ Xác minh Website với Google mastertool
Bạn chỉ cần đăng nhập vào link này https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi
Tiếp theo là nhập domain ở phần thêm thuộc tính. Bạn sẽ được chuyển đến trang xác minh quyền sở hữu web, sau đó chọn xác minh theo các phương pháp mà bạn muốn. Thông thường sẽ chọn xác minh bằng tải file html. Tệp html của bạn sẽ có dạng google407de1e1857f2b76.html
Sau khi tải về bạn dùng filezilla up lại đúng thư mục gốc ngang bằng mới mục wp-content hay wp-admin.
Vậy là bạn đã xác minh xong web với google.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC